Với ưu điểm dễ sử dụng, độ chính xác cao, máy đo huyết áp được nhiều người lựa chọn sử dụng để tự kiểm tra huyết áp tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn cách đọc máy đo huyết áp sao cho chính xác, giúp bạn nắm được chỉ số huyết áp để can thiệp, xử trí kịp thời.
1. Sơ lược về máy đo huyết áp
Máy đo huyết áp được đông đảo người dùng tin tưởng lựa chọn bởi các ưu điểm:
Đo huyết áp tự động, nhanh chóng, chính xác.
Kết quả đo được lưu trữ chi tiết ngày giờ.
Cảnh báo vòng bít quấn không chặt hoặc người bệnh di chuyển trong khi đo.
Cảnh báo huyết áp tăng, vượt ngưỡng trung bình.
Phát hiện rối loạn nhịp tim.
Thiết kế tinh gọn, hiện đại.
Dùng pin tiện lợi, dễ thay pin trong khi sử dụng.
Có thể mang theo và sử dụng bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu.
2. Hướng dẫn cách đọc máy đo huyết áp
Ngoài sử dụng đúng hướng dẫn, bạn cần biết cách đọc các chỉ số trên máy đo huyết áp. Vậy cách đọc máy đo huyết áp như thế nào?
Tìm hiểu huyết áp
Để có cách đọc máy đo huyết áp chính xác, bạn cần nắm được huyết áp là gì. Đây chính là chỉ số thể hiện áp lực của dòng máu chảy trong động mạch, cụ thể là tác động lên thành động mạch khi tim ở 2 trạng thái là co bóp và thư giãn, cụ thể như sau.
Khi tim co bóp, áp lực của dòng máu chảy trong động mạch tăng cao, huyết áp đạt mức cao nhất, gọi là huyết áp tâm thu.
Khi tim thư giãn, áp lực của dòng máu chảy trong động giảm nhanh, chỉ số huyết áp đạt mức thấp nhất, gọi là huyết áp tâm trương.
Ở người trưởng thành, không có vấn đề về sức khỏe, chỉ số huyết áp thường dưới 130/85 mmHg. Nếu chỉ số huyết áp trên 140/90 mmHg gọi là huyết áp. Tuy nhiên, một người được kết luận là huyết áp nếu chỉ số huyết áp thường xuyên ở mức 140/90 mmHg hoặc cao hơn trong thời gian dài, không rõ nguyên nhân hoặc do bệnh lý. Còn trường hợp chỉ tăng huyết áp sau khi vận động, tập luyện, xúc động mạnh, uống rượu bia,… sau đó huyết áp luôn được duy trì ở mức trung bình thì chưa thể khẳng định là mắc bệnh cao huyết áp.
Cách đọc máy đo huyết áp
Đối với dòng máy, bạn có thể thực hiện đo huyết áp ở cổ tay hoặc bắp tay. Cách đọc máy đo huyết áp ở 2 vị trí đo này không quá khác nhau. Trong đó, có 2 chỉ số bạn không thể bỏ qua là huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương như đã chia sẻ ở trên.
Huyết áp tâm thu: Chỉ số phía trên, nằm ngang hàng với ký hiệu SYS.
Huyết áp tâm trương: Chỉ số phía dưới, nằm ngang hàng với ký hiệu DIA.
Ngoài ra còn có nhịp tim: Chỉ số nằm dưới cùng, hiển thị nhỏ hơn 2 chỉ số trên, nằm ngang hàng với ký hiệu PULSE.
Kết hợp các chỉ số này lại với nhau, bạn sẽ biết được chỉ số huyết áp (tâm thu/ tâm trương) và nhịp tim của mình là bao nhiêu rồi so sánh với giá trị trung bình, từ đó, biết được tình hình sức khỏe. Ví dụ: Chỉ số huyết áp 110/80 mmHg và nhip tim 70 như bên dưới chứng tỏ bạn có huyết áp ổn định và một trái tim khỏe mạnh.
3. Lưu ý khi dùng máy đo huyết áp tại nhà
Mặc dù được đánh giá là dễ sử dụng nhưng bạn cũng đừng bỏ qua những lưu ý sau khi dùng máy đo huyết áp tại nhà.
Trước khi đo huyết áp 30 phút, không vận động mạnh, không uống rượu bia, hút thuốc lá, dùng chất kích thích,…
Nghỉ ngơi và thư giãn tuyệt đối trong 5 - 10 phút, sau đó mới bắt đầu thực hiện đo huyết áp.
Có thể đo huyết áp ở tư thế ngồi hoặc nằm nhưng nên ưu tiên tư thế ngồi. Ngồi thẳng người, tay kê trên mặt phẳng cao ngang ngực, giữ tinh thần thoải mái.
Không trò chuyện, cười giỡn, ăn uống hay dịch chuyển trong khi đo huyết áp. Cũng không đo huyết áp khi ngồi trên xe.
Nên đo huyết áp sau khi uống thuốc (nếu được chỉ dùng thuốc) và sau khi ăn 1 giờ.
So sánh, đối chiếu kết quả giữa các lần đo, nếu kết quả chênh lệch nhiều, nghi bất thường hoặc không phù hợp với chẩn đoán, cần kiểm tra lại máy và thông báo cho bác sĩ tình trạng này.
Bảo quản máy nơi sạch sẽ, vệ sinh định kỳ để tránh bụi bẩn tích tụ gây hỏng hóc. Đặc biệt, kiểm tra và thay pin nếu máy có dấu hiệu hết pin. Khi hết pin, máy sẽ không lên nguồn hoặc hoạt động yếu, làm sai lệch kết quả.
4. Biện pháp giúp kiểm soát huyết áp ổn định
Song song với dùng thuốc và đo huyết áp thường xuyên, để kiểm soát huyết áp ổn định, bạn hãy thực hiện các hướng dẫn sau.
Chế độ ăn ít muối, ít chất béo xấu, thay vào đó là tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và chất béo lành mạnh.
Tích cực tập luyện thể dục để cải thiện sức khỏe tim mạch, nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa huyết áp tăng cao và biến chứng của huyết áp.
Chú ý đến cân nặng, đặc biệt là vòng eo. Thừa cân, béo phì gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, điển hình trong đó là tăng nguy cơ ngưng thở khi ngủ, huyết áp.
Đảm bảo ngủ đủ giấc, 7 - 8 tiếng/ ngày và ngủ ngon, ngủ sâu giấc. Nếu bạn thường xuyên bị gián đoạn giấc ngủ, hay giật mình, tê chân tay trong khi ngủ,… cần đến gặp bác sĩ để cải thiện tình hình.
Giảm căng thẳng, áp lực, duy trì tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan. Đặc biệt là tránh xúc động mạnh.