Huyết áp cao nên ăn gì? Nguyên nhân và cách điều trị - sertechmed.com

Huyết áp cao nên ăn gì? Nguyên nhân và cách điều trị

  Cập nhật: Ngày 12 tháng 09, 2018         Bởi:         Chuyên mục Tin chuyên ngành          0 bình luận

Để điều trị một căn bệnh, việc xây dựng một lối sống lành mạnh là điều vô cùng quan trọng. Cùng với đó, bạn cần lưu ý để phát triển một thực đơn phù hợp, giúp giảm thiểu tình trạng bệnh.

 

Huyết áp cao nên ăn gì?

Nhìn chung, bệnh nhân huyết áp cao nên ăn những protein đến từ thịt nạc, cá,... thay vì thịt đỏ; ăn nhiều rau xanh, trái cây và cắt giảm đường trong khẩu phần ăn.

Dưới đây là 13 thực phẩm tốt cho người cao huyết áp mà các chuyên gia khuyên dùng:

- Rau lá xanh, chứa nhiều kali giúp thận bài tiết natri tốt hơn, từ đó làm giảm huyết áp. Chúng bao gồm rau diếp cá, cải xoăn, củ cải xanh, rau chân vịt, ...

- Quả mọng, đặc biệt là việt quất, dâu tây, mâm xôi, ... chứa nhiều hợp chất tự nhiên được gọi là flavonoid có thẻ nagwn ngừa tăng huyết áp.

- Củ cải đường giàu nitric oxide cao, giúp mở các mạch máu và hạ huyết áp.

- Sữa gầy và sữa chua cung cấp một nguồn canxi dồi dào mà lại chứa ít chất béo.

- Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ, ít chất béo và natri thấp, là một loại thực phẩm tuyệt vời để hạ huyết áp.

- Chuối cung cấp nhiều kali, dễ ăn và dễ tiêu hóa.

- Cá hồi, cá thu và các loại cá chứa omega 3 nói chung giàu protein và vitamin D giúp làm hạ huyết áp.

- Tỏi và rau thơm có thể tăng lượng nitric oxide trong cơ thể, thúc đẩy giãn mạch và giảm huyết áp.

- Sô cô la đen chứa ít đường hơn sô cô la thông thường, lại có tới 60% cacao nguyên chất.

- Quả hồ trăn có khả năng giảm sức cản ngoại vi, thắt chặt mạch máu và nhịp tim.

- Các loại hạt như hướng dương, bí ngô hay bí đỏ có thể thay thế một bữa ăn nhẹ, hơn nữa còn bổ sung rất nhiều kali, magie và các khoáng chất khác giúp làm giảm huyết áp.

 

huyet ap cao nen an gi? nguyen nhan va cach dieu tri - 1

 

Huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao (hay còn gọi là tăng huyết áp, cao huyết áp) xảy ra khi huyết áp của bạn tăng cao và chạm ngưỡng “không lành mạnh”. Huyết áp được thể hiện qua lượng máu đi qua mạch máu và lượng kháng máu đáp ứng trong khi tim bơm.

Động mạch hẹp làm lưu lượng máu di chuyển giảm, làm tăng huyết áp. Động mạch càng hẹp thì huyết áo càng cao. Về lâu dài, huyết áp gia tăng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe, bao gồm các bệnh về tim.

Tình trạng tăng huyết áp khá phổ biến. Trên thực tế, gần một nửa số người Mỹ trưởng thành hiện nay đã và đang được chẩn đoán mắc căn bệnh này.

Huyết áp cao thường phát triển trong một vài năm. Ban đầu, bệnh nhân sẽ không nhận ra bất kì triệu chứng nào, nhưng ngay cả khi không có triệu chứng, căn bệnh này vẫn có thể gây tổn hại cho các mạch máu và cơ quan nội tạng, đặc biệt là não, tim, mắt và thận.

 

Huyết áp cao là bao nhiêu?

Có hai con số tạo ra huyết áp:

- Huyết áp tâm thu: Đây là con số phía trước, cho thấy áp lực trong động mạch khi tim đập và bơm máu.

- Huyết áp tâm trương: Đây là con số phía sau, thể hiện áp lực trong động mạch giữa hai nhịp tim.

Các loại chỉ sổ huyết áp

Có 5 loại chỉ số cho thấy tình trạng huyết áp (ở người lớn) là:

- Khỏe mạnh: Khi chỉ số dưới 120/80 mm Hg.

- Cao: Khi huyết áp tâm thu từ 120-129 mm Hg và huyết áp tâm trương dưới 80 mm Hg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 1: Khi huyết áp tâm thu từ 130-139 mm Hg và huyết áp tâm trương từ 80-89 mm Hg.

- Tăng huyết áp giai đoạn 2: Khi huyết áp tâm thu từ 140 mm Hg trở lên và huyết áp tâm trương trên 90 mm Hg.

- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Khi huyết áp tâm thu trên 180 mm Hg và huyết áp tâm trương trên 120 mm Hg. Ở tình trạng này, người bệnh cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Các chỉ số huyết áp khác nhau đối với trẻ em và thanh thiếu niên. Vậy nên, hãy đưa trẻ đi khám để được đánh giá chính xác nhất từ các bác sĩ.

 

Nguyên nhân huyết áp cao

Có hai loại tăng huyết áp, nguyên nhân của mỗi loại là khác nhau:

Tăng huyết áp nguyên phát

Loại tăng huyết áp này phát triển theo thời gian, đặc biệt là nguyên nhân của nó không hề rõ ràng. 90% những người bị cao huyết áp mắc loại này.

Các nhà khoa học vẫn chưa rõ cơ chế nào tạo ra tình trạng tăng huyết áp nguyên phát. Tuy nhiên, họ cho rằng sự kết hợp giữa nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến căn bệnh này, cụ thể như sau:

- Gen: Một số người mắc bệnh huyết áp cao do di truyền, có thể do đột biến gen hoặc những bất thường về di truyền được thừa hưởng từ cha hoặc mẹ.

- Thay đổi về thể chất: Nếu cơ thể bạn có những thay đổi bất thường, thì huyết áp cũng có thể bị điều chỉnh. Ví dụ khi chức năng thận suy giảm do lão hóa, sự cân bằng tự nhiên của muối và chất lỏng bị phá vỡ, từ đó tác động trực tiếp đến huyết áp.

- Môi trường: Theo thời gian, việc sinh hoạt không lành mạnh như ít vận động, chế độ ăn uống kém có thể ảnh hưởng đến cơ thể bạn. Thừa cân hoặc béo phì là một trong số đó, và chúng cũng là nguyên nhân gây ra khả năng tăng huyết áp.

 

huyet ap cao nen an gi? nguyen nhan va cach dieu tri - 2

 

Tăng huyết áp thứ phát

Tăng huyết áp thứ phát xảy ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn tăng huyết áp nguyên phát. Một số điều kiện để phát triển tình trạng này là:

- Bệnh thận;

- Khó thở khi ngủ;

- Dị tật tim bẩm sinh;

- Tuyến giáp có vấn đề;

- Tác dụng phụ của thuố;

- Sử dụng ma túy;

- Lạm dụng rượu và các chất có cồn;

- Tuyến thượng thận có vấn đề;

- Xuất hiện các khối u nội tiết.

 

Triệu chứng huyết áp cao

Tăng huyết áp nhìn chung là một căn bệnh “thầm lặng”. Nhiều người sẽ không gặp phải bất kì một triệu chứng nào. Phải mất nhiều năm, thậm chí là nhiều thập kỉ thì căn bệnh mới đạt đến mức độ đủ nghiêm trọng để các biểu hiện xuất hiện rõ ràng.

Các triệu chứng của huyết áp cao nặng có thể bao gồm:

- Nhức đầu;

- Khó thở;

- Chảy máu cam;

- Đỏ bừng;

- Chóng mặt;

- Tức ngực;

- Thay đổi thị lực;

- Xuất hiện máu trong nước tiểu.

Một khi bạn gặp phải những tình trạng này, bạn cần được chăm sóc y tế đặc biệt ngay lập tức. Bởi chúng không xảy ra ở tất cả những bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp, nhưng đến khi triệu chứng đã xuất hiện thì khả năng tử vong là cực kì cao.

Nếu bạn có tiền sử gia đình mắc bệnh tim hoặc có yếu tố nguy cơ phát  triển bệnh, bạn cần được kiểm tra huyết áp ít nhất mỗi năm 2 lần.

 

Điều trị huyết áp cao

Chẩn đoán

Chẩn đoán tình trạng huyết áp rất đơn giản, phòng khám nào cũng kiểm tra huyết áp như một phần bắt buộc.

Nếu huyết áp của bạn tăng lên, bác sĩ sẽ kiểm tra thường xuyên hơn trong vòng một vài ngày hoặc một vài tuần. Hiếm khi nào huyết áp cao được xác định chỉ sau một lần khám. Bác sĩ cần phải xem liệu tình trạng này có duy trì lâu hay không, bởi một số yếu tố sẽ khiến bạn bị cao huyết áp tạm thời như căng thẳng trong công việc, hoặc lo lắng khi đến phòng khám. Ngoài ra, huyết áp cũng thay đổi tùy vào thời điểm trong ngày.

Nếu huyết áp vẫn còn cao vào những lần kiểm tra sau, bác sõ sẽ tiến hành nhiều xét nghiệm hơn bao gồm:

- Xét nghiệm nước tiểu;

- Kiểm tra cholesterol và các xét nghiệm máu khác;

- Kiểm tra hoạt động điện tim bằng điện tâm đồ;

- Siêu âm tim và/hoặc thận.

Các xét nghiệm trên sẽ giúp bác sĩ xác định bất kì vấn đề thứ cấp vào gây ra huyết áp cao ở bạn và những ảnh hưởng mà nó mang đến cho cơ thể.

Điều trị

Sau khi đã xác định được nguyên nhân gây bệnh, các bác sĩ sẽ tiến hành phác họa lược đồ điều trị cho bạn.

Thay đổi thói quen sinh hoạt

Điều này có thể giúp giảm huyết áp về lâu dài, giúp tăng sức đề kháng cũng như sức khỏe tim mạch.

- Kiểm soát trọng lượng cơ thể.

- Giảm căng thẳng.

- Bỏ thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích khác.

Sử dụng thuốc

- Beta-blockers: Làm tim đập chậm, giảm áp lực và lượng máu được bơm, từ đó giảm huyết áp. Nó cũng giúp ngăn chặn một số kích thích tố trong cơ thể khiến bạn dễ bị tăng huyết áp.

- Thuốc lợi tiểu: Giúp thận loại bỏ natri và chất lỏng dư thừa trong trong máu ra khỏi cơ thể.

- Chất ức chế ACE: Angiotensin ngăn cơ thể sản sinh ra nhiều chất hóa học, giúp các mạch máu thư giãn và giảm huyết áp.

- Thuốc chẹn kênh canxi: Ngăn canxi xâm nhập vào cơ tim, khiến nhịp tim yếu hơn và huyết áp tháp hơn, đồng thời giúp mạch máu thư giãn và hạ huyết áp.

- Thuốc chủ vận Alpha-2: Làm thay đổi các xung thần kinh khiến mạch máu bị siết chặt, giúp chúng thư giãn hơn.

 

Cách phòng ngừa huyết áp cao

Ngoại trừ những bệnh nhân mắc bệnh do di truyền, chúng ta ai cũng có thể phòng tránh căn bệnh nguy hiểm này bằng cách thay đổi một lối sống lành mạnh hơn ngay từ bây giờ.

Vận động

Hãy chăm chỉ vận động hơn nữa. Một số hoạt động đơn giản bạn có thể áp dụng như:

- Thiền;

- Thở sâu;

- Massage;

- Giãn cơ;

- Yoga;

- Thái cực quyền...

 

huyet ap cao nen an gi? nguyen nhan va cach dieu tri - 3

 

Chế độ ăn uống

- Sống “sạch” bằng cách loại bỏ và tránh xa các độc tố như thuốc lá, rượu bia, ...

- Ăn ít thịt đỏ, thay vào đó là các protein lành mạnh từ thịt nạc như cá, ức gà, đậu phụ, ...

- Ăn nhiều rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt để tăng cường chất xơ và giảm lượng natri cùng chất béo bão hòa.

- Tránh ăn thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh để giảm natri, hãy tự nấu những bữa cơm chất lượng cho bản thân và gia đình.

- Ăn ít ngọt từ kẹo và đường, có thể ăn sô cô la đen để giảm huyết áp.

 

Theo Hoàng Lan (Dịch từ Medical News Today) (Khám phá)/eva.vn

 
bình luận 0 Lượt xem 49186

Liên quan

Trẻ nhỏ 2 tháng tuổi phát triển ra sao và cần lưu ý những bệnh lý nào

  Cập nhật: Ngày 13 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Việc chăm sóc trong giai đoạn đầu đời là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ 2 tháng tuổi đã bắt đầu có những thay đổi về giấc ngủ và thói quen sinh hoạt. Cha mẹ hãy tham khảo những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây để có kiến thức chăm sóc trẻ một cách toàn diện.

 
Xem thêm

Dấu hiệu suy thận ở trẻ em cha mẹ nên ghi nhớ

  Cập nhật: Ngày 13 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm đối với sự sống của trẻ. Cha mẹ nên lưu tâm ghi nhớ các dấu hiệu suy thận ở trẻ em sau đây để kịp thời can thiệp y tế, giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ.

 
 
Xem thêm

Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả các vị trí đau lưng

  Cập nhật: Ngày 12 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các vị trí đau lưng có thể xuất hiện ở vùng lưng trên, giữa hoặc dưới. Việc hiểu rõ các vị trí đau lưng, nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về các vị trí đau lưng và giải pháp cải thiện tình trạng đau nhức.

 
Xem thêm

Những lưu ý sau mổ bắc cầu mạch vành

  Cập nhật: Ngày 11 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Mổ bắc cầu mạch vành là phương pháp giúp khôi phục dòng máu nuôi tim, thường được áp dụng với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số lưu ý sau mổ để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

 
Xem thêm
Xem thêm bài viết
Lên đầu trang
   

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ SERTECH

Địa chỉ: 116B19,  Khu dân cư 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907 758 239

Hotline: 0913 774 399

MST: 1801135096

Email: [email protected]

Website: sertechmed.com

 
 

SERTECH MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD

Adress: 116B19, 91B Residential Area, An Khanh Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City

Tel: (+84) 907 758 239

Hotline: (+84) 0913 774 399

Tax code: 1801135096

Email: [email protected]

Website: sertechmed.com

 
 
Tổng lượt truy cập: 436806
Đang truy cập: 38
© 2018 Copyright by www.sertechmed.com. All rights reserved