Bệnh nhi tên Xiaomin, 3 tuổi là một cô bé rất dễ thương, được cha mẹ cưng chiều. Kể từ khi chào đời, cô bé đã bược gia đình chăm sóc rất chu đáo và bổ sung nhiều dinh dưỡng. Ông bà của Xiaomin vì muốn cháu có sức khỏe tốt nên nấu cho cô bé nhiều món canh khác nhau để thay đổi khẩu vị như canh sườn, canh từ nước thịt luộc, canh chân giò,... Do đó, kể từ khi được 1 tuổi, mỗi ngày cô bé đều uống 2 bát canh.
Sau 6 tháng qua, Xiaomin đột nhiên bị đau chân, tuy nhiên mỗi khi thức dậy, cơn đau lại biến mất nên gia đình nghĩ rằng do cô bé nghịch ngợm nên bị thương.
Tối ngày 16/11, Xiaomin sau khi ăn bát canh đậu phụ, mắt cá chân đột nhiên sưng đỏ, đau tới mức không thể đi được. Cô bé bật khóc nức nở nên gia đình vội vàng đưa tới khoa Nhi bệnh viện Nhân dân Trung Ương Huệ Châu.
Bác sĩ chẩn đoán cô bé đã bị bệnh gút. Thực tế, cha của Xiaomin cũng bị bệnh gút nên có thể cô bé cũng bị di truyền và việc hàng ngày đều ăn 2 bát canh được nấu từ nước luộc của các thực phẩm như sườn, thịt,... chính là chất xúc tác làm cho bệnh gút của cô bé tiến triển nhanh hơn.
4 yếu tố chính dẫn đến tỷ lệ mắc bệnh gút cao ở trẻ em và thanh thiếu niên
“Bệnh gút hiện nay là một căn bệnh khá phổ biến. Chúng tôi hầu như mỗi ngày đều tiếp nhận người mắc bệnh gút trong các độ tuổi từ 5 đến 90 tuổi”, bác sĩ Zhang Huan nói. Trong những năm gần đây, vì sự cải thiện mức sống của người dân và những thay đổi trong chế độ ăn uống, bệnh nhân bị tăng acid uric máu cũng tăng nhanh, và nhiều người trong số họ có con cũng bị mắc.
Bác sĩ Zhang nói rằng có bốn yếu tố gồm suy dinh dưỡng, uống rượu, béo phì và tiền sử gia đình, là những nguyên nhân phổ biến nhất gây bệnh gút ở trẻ em và thanh thiếu niên.
Các thực phẩm như cá biển sâu, hải sản, thịt bò, thịt cừu, nội tạng động vật và nước sường, nước luộc thịt, rượu,... đều là những thứ nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng sản xuất acid uric, dễ có nguy cơ mắc bệnh gút. Ngoài ra còn có nhiều thức uống có ga cũng làm tăng khả năng mắc bệnh.
Trẻ em nên có chế độ ăn uống cân bằng và tập thể dục vừa phải
Bất cứ ai đã có kinh nghiệm về bệnh gút đều biết rằng cơn đau lúc khởi phát bệnh gút rất khó chịu, chưa kể đến việc nếu bệnh nhân là trẻ em thì khả năng chịu đựng cũng kém.
Hơn nữa, trẻ em sớm bị bệnh gút sẽ có nguy cơ dẫn tới nhiều loại bệnh, như bệnh thận, bệnh tim mạch, bệnh khớp, đặc biệt là sưng khớp và đau sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của xương, cũng có thể dẫn đến tê liệt chân tay.
Để phòng ngừa trẻ bị bệnh gút, bác sĩ Zhang Huan gợi ý rằng điều đầu tiên cần chú ý là chế độ ăn uống cân bằng, tránh ăn quá nhiều ngũ cốc và đồ uống nhiều đường, đồ ngọt,... Nếu bạn muốn bổ sung dinh dưỡng cho trẻ em, bạn có thể cung cấp protein chất lượng cao thường có trong các thực phẩm như đậu, các sản phẩm sữa, trứng, cá, thịt trắng (cá, thịt gà, vv).
Khi nấu ăn chú ý nêm nếm ít gia vị, hạn chế dầu mỡ, chú trọng các món hấp thay vì chiên. Một số loại trái cây như anh đào, kiwi, đu đủ, ổi,... vừa đảm bảo cung cấp vitamin lại không chứa quá nhiều đường.
Đồng thời, chú ý cho trẻ tập thể dục, uống nhiều nước, và thúc đẩy sự bài tiết acid uric. Bạn nên duy trì mỗi ngày nên uống khoảng 2000ml và đảm bảo hơn 30 phút tập thể dục.
Theo Minh Dương (Dịch từ QQ) (Khám phá)(eva.vn)