Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì? - sertechmed.com

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

  Cập nhật: Ngày 09 tháng 10, 2018         Bởi:         Chuyên mục Tin chuyên ngành          0 bình luận

Rối loạn tiêu hóa tưởng đơn giản nhưng nếu không chữa trị dứt điểm sẽ dễ lặp đi lặp lại, gây ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

Rối loạn tiêu hóa là bệnh gì?

Hệ thống tiêu hóa vô cùng phức tạp, trải dài dọc theo cơ thể, gồm 2 cửa “vào” và “ra”. Nó bao gồm nhiều bộ phận khác nhau, với những chức năng khác nhau phục vụ chung cho một mục đích: hấp thụ chất dinh dưỡng từ ăn và đưa chúng vào máu để nuôi cơ thể. Một khi hệ thống bị trục trặc, khả năng cung cấp dinh dưỡng sẽ giảm đi, gây hại cho cơ thể. Vậy nên rối loạn tiêu hóa cần được điều trị nhanh chóng và kịp thời, tránh tình trạng phát triển thành bệnh mạn tính.

Những vấn đề thường gặp nhất khi xảy ra rối loạn tiêu hóa là ợ nóng, viêm đường ruột, ruột bị kích thích.

Triệu chứng của rối loạn tiêu hóa

Các triệu chứng của ợ nóng bao gồm khó chịu ở vùng ngực, ho khan, cảm thấy chua miệng, viêm họng và khó nuốt.

Rối loạn tiêu hóa bao gồm nhiều nhánh nhỏ khác nhau, mỗi vấn đề lại có những biểu hiện riêng. Nhìn chung, tình trạng này thường xuất hiện dấu hiệu như:

- Khó chịu ở vùng ngực;

- Ho khan;

- Chua miệng;

- Viêm họng;

- Gặp khó khăn khi nuốt;

- Chất thải khi đi đại tiện có màu sắc, mùi thay đổi;

- Tần suất đi đại tiện nhiều hoặc ít hơn bình thường;

- Đau bụng;

- Tiêu chảy;

- Mệt mỏi;

- Chán ăn;

- Sụt cân;

- Chảy máu ở trực tràng, ...

Một số triệu chứng khác có thể xuất hiện, tùy thuộc vào yếu tố ngoại cảnh như thực phẩm bạn ăn hoặc do sức khỏe của chính bạn.

 

roi loan tieu hoa nen an gi? - 1

 

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa

Do bệnh lý

Tình trạng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện như một biến chứng tất yếu của các căn bệnh như:

 

- Ợ nóng;

- Viêm đường ruột;

- Kích thích ruột;

- Thoát vị cơ hoành;

- Hen suyễn;

- Tiểu đường;

- Đau dạ dày;

- Liệt dạ dày.

Do lối sống

- Béo phì;

- Hút thuốc lá;

- Mang thai.

Một số yếu tố khác có thể tăng khả năng mắc bệnh là:

- Độ tuổi dưới 45;

- Là phụ nữ;

- Tiền sử gia đình mắc bệnh về đường ruột;

- Có vấn đề về tâm thần;

- Sử dụng thuốc isotretinoin;

- Sử dụng thuốc chống viêm không chứa steroid (ibuprofen, naproxen, diclofenac sodium, ...).

Điều trị tình trạng rối loạn tiêu hóa

Triệu chứng của căn bệnh này khá mơ hồ, nên chưa chắc bạn có thể “bắt bệnh” một cách chuẩn xác. Tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm ra phương án giải quyết sẽ tiết kiệm thời gian và an toàn hơn rất nhiều đấy.

Chẩn đoán

Một số phương pháp thường được dùng để chẩn đoán căn bệnh rối loạn tiêu hóa bao gồm:

- Xem xét tình trạng ợ nóng, hơi thở, máu, chất thải, ...;

- Đo lượng axit trung bình trong dạ dày;

- Chụp X-quang phần trên của hệ tiêu hóa;

- Nội soi;

- Kiểm tra thực quản;

- Soi hậu môn và đại tràng;

- Chụp CT, chụp X-quang, chụp cộng hưởng từ ruột non và phần dưới của hệ tiêu hóa;

Điều trị

Rối loạn tiêu hóa không phụ thuộc nhiều vào điều trị tại bệnh viện, mà quan trọng hơn cả là chế độ ăn uống và sinh hoạt của bệnh nhân.

Đa phần sự can thiệp của bác sĩ chỉ có tác dụng giảm thiểu tối đa các triệu chứng gây khó chịu cho bệnh nhân, thường gặp nhất là

- Sử dụng thuốc không kê toa, bao gồm:

+ Thuốc kháng axit;

+ Thuốc kháng thụ thể H2;

+ Thuốc ứng chế bơm;

+ Các loại thuốc hỗ trợ nhu động;

+ Thuốc kháng sinh, ...;

- Phẫu thuật.

Để điều trị được căn bệnh này, xây dựng một lối sống lành mạnh là điều cần thiết, chẳng hạn:

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh;

- Hạn chế mặc quần áo chật, bó sát;

- Không ăn các thực phẩm cay nóng, có ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh;

- Sau khi ăn nên ngồi nghỉ thay vì nằm xuống;

- Đầu nên được kê cao hơn thân trong khi ngủ;

- Hạn chế hoặc bỏ thuốc lá hoàn toàn

- Bổ sung chất xơ vào khẩu phần ăn;

- Ăn đúng giờ, đủ bữa;

- Uống nhiều nước và chất lỏng có lợi như nước ép, sinh tố, ...;

- Tập thể dục thường xuyên;

- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.

 

roi loan tieu hoa nen an gi? - 2

 

Rối loạn tiêu hóa nên ăn gì?

Thực phẩm và cách ăn uống đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc điều trị căn bệnh này, và cũng là nguyên nhân chính dẫn đến những rối loạn không đáng có ở hệ tiêu hóa.

- Nên ăn món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, khoai nghiền, ...;

- Hạn chế ăn đồ dầu mỡ đến mức tối đa;

- Bổ sung thật nhiều rau củ quả vào thực đơn, bao gồm mùng tơi, rau lang, bí đỏ, khoai lang, chuối, bơ, ...;

- Nên ăn các món chế biến bằng phương pháp luộc, hấp để đảm bảo độ dinh dưỡng cũng như hạn chế dầu mỡ;

- Có thể chia ra nhiều bữa nhỏ để giảm thiểu việc quá tải;

- Bổ sung men tiêu hóa, men vi sinh.

Phòng tránh rối loạn tiêu hóa

- Tuyệt đối không được bỏ bữa;

- Hạn chế uống nước chứa gas hoặc chứa caffein;

- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin tự nhiên như rau xanh, hoa quả, ...;

- Hạn chế ăn những món có vị cay nồng, quá nóng;

- Vệ sinh tay và đồ dùng ăn uống thật sạch sẽ.



Theo Hoàng Lan (Dịch từ Healthline) (Khám phá)(eva.vn)

 
bình luận 0 Lượt xem 41998

Liên quan

Trẻ nhỏ 2 tháng tuổi phát triển ra sao và cần lưu ý những bệnh lý nào

  Cập nhật: Ngày 13 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Việc chăm sóc trong giai đoạn đầu đời là cơ sở quan trọng cho sự phát triển của trẻ. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ 2 tháng tuổi đã bắt đầu có những thay đổi về giấc ngủ và thói quen sinh hoạt. Cha mẹ hãy tham khảo những thông tin quan trọng trong bài viết dưới đây để có kiến thức chăm sóc trẻ một cách toàn diện.

 
Xem thêm

Dấu hiệu suy thận ở trẻ em cha mẹ nên ghi nhớ

  Cập nhật: Ngày 13 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Suy thận là bệnh lý nguy hiểm đối với sự sống của trẻ. Cha mẹ nên lưu tâm ghi nhớ các dấu hiệu suy thận ở trẻ em sau đây để kịp thời can thiệp y tế, giúp bảo vệ sức khỏe lâu dài cho trẻ.

 
 
Xem thêm

Nguyên nhân và giải pháp hiệu quả các vị trí đau lưng

  Cập nhật: Ngày 12 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Tùy thuộc vào nguyên nhân, các vị trí đau lưng có thể xuất hiện ở vùng lưng trên, giữa hoặc dưới. Việc hiểu rõ các vị trí đau lưng, nguyên nhân và cách khắc phục sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này hiệu quả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá chi tiết về các vị trí đau lưng và giải pháp cải thiện tình trạng đau nhức.

 
Xem thêm

Những lưu ý sau mổ bắc cầu mạch vành

  Cập nhật: Ngày 11 tháng 12, 2024         Bởi: admin         

Mổ bắc cầu mạch vành là phương pháp giúp khôi phục dòng máu nuôi tim, thường được áp dụng với bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim. Dưới đây là một số lưu ý sau mổ để bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.

 
Xem thêm
Xem thêm bài viết
Lên đầu trang
   

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ SERTECH

Địa chỉ: 116B19,  Khu dân cư 91B, P. An Khánh, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ

Điện thoại: 0907 758 239

Hotline: 0913 774 399

MST: 1801135096

Email: [email protected]

Website: sertechmed.com

 
 

SERTECH MEDICAL EQUIPMENT CO., LTD

Adress: 116B19, 91B Residential Area, An Khanh Ward, Ninh Kieu District, Can Tho City

Tel: (+84) 907 758 239

Hotline: (+84) 0913 774 399

Tax code: 1801135096

Email: [email protected]

Website: sertechmed.com

 
 
Tổng lượt truy cập: 436742
Đang truy cập: 8
© 2018 Copyright by www.sertechmed.com. All rights reserved